Giếng trời và lưu ý quan trọng khi bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở năm 2023
Giếng trời và lưu ý quan trọng khi bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở năm 2023
Giếng trời đã không còn quá xa lạ trong thiết kế nhà ở ngày nay. Ngoài đáp ứng những ưu điểm về yếu tố phong thủy, giếng trời còn mang lại công năng vượt trội khác như tạo nên sự thông thoáng cho căn nhà, mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm được nhiều điện năng, … Vì vậy, hiện nay nhiều gia chủ vẫn rất quan tâm đến những ưu điểm chính của giếng trời là gì và những lưu ý nào cần được cân nhắc khi bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở. Hãy cùng B.O.D Architecture & Interior Design tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở và những ưu điểm nổi bật
Giếng trời và cấu tạo các bộ phận chính
Giếng trời được biết đến là một bộ phận trong thiết kế kiến trúc nhà ở hay các công trình xây dựng khác. Giếng trời là không gian được bố trí thông tầng từ trệt lên đến mái nhà của một căn nhà ống nhiều tầng hoặc tòa nhà cao tầng nào đó.
Thực tế, giếng trời không giống những bộ phận khác bắt buộc có mặt trong nhà, nó được bố trí thêm tùy theo nhu cầu mong muốn và sở thích của gia chủ.
Bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở được cấu tạo thành 3 bộ phận chính: Đáy giếng, Thân giếng và Đỉnh giếng.
Phần đáy có thể hiểu nôm na là phần thấp nhất của ngôi nhà, giếng trời thường được kết hợp thành phòng khách hoặc phòng ăn tại bộ phận này. Ưu điểm giếng trời là nhận được tối đa ánh sáng thiên nhiên, vì vậy kết hợp cùng những không gian này trong nhà là vô cùng phù hợp. Phòng khách là nơi để tiếp khách tụ họp, còn phòng bếp là nơi chế biến thức ăn và dùng bữa, chính vì vậy hai không gian này không thể thiếu ánh sáng.
Phần thân giếng trời kéo dài xuyên suốt đến phần đỉnh giếng. Phần thân sẽ đi qua các tầng còn lại của căn nhà. Ánh sáng sẽ phủ khắp các tầng, nơi giếng trời đi qua cho cả căn nhà. Thường phần này bạn có thể bố trí thêm cây cảnh để tăng diện tích mảng xanh cho căn nhà. Bạn có thể bố trí cây cao làm trung tâm và xung quanh trang trí thêm những cây có kích thước nhỏ hơn. Đây là gợi ý thường bắt gặp trong thiết kế giếng trời cơ bản hiện nay.
Phần đỉnh giếng là phần gắn liền với mái nhà và là phần cao nhất của giếng trời. Phần đỉnh được cấu tạo từ khung và phần che trong suốt để hứng ánh sáng hoặc đón gió. Đây là một trong những điểm nhấn gây ấn tượng với những ai khi quan sát giếng trời từ bên ngoài. Vì vậy, việc lựa chọn nguyên vật liệu để lắp khung viền hay che phủ cũng rất quan trọng.
Một số mẫu bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở được ưa chuộng nhất năm 2023
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng được xem nhưng một điềm may mắn, người ta hay nói nơi nào có ánh sáng đi qua là nơi đó có sự sống. Vạn vật xanh tốt nhờ có ánh sáng và con người cũng không ngoại lệ. Hiện nay, nhiều nhà ở bị thiếu ánh sáng nghiêm trọng và phải phụ thuộc nhiều vào việc bật đèn dẫn đến thiếu hoà khí và phung phí điện năng. Vậy nên phương án bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.
Giúp đón luồng gió tốt giúp không khí lưu thông
Lưu thông không khí thường rất được chú trọng bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở. Việc bố trí kiến trúc nhà ở sao cho đón được nhiều gió nhất vẫn đang được rất nhiều gia chủ quan tâm. Việc đón nhiều gió sẽ giúp căn nhà trở nên thoáng mát và đỡ bí bách hơn, nhất là đối với những thiết kế nhà ống hay nhà ở bị hạn chế diện tích.
Theo phong thuỷ, việc đón gió từ ngoài trời vào được xem như sự cân bằng trường khí nội thất.
Bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở đúng cách giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Việc áp dụng những thiết kế độc đáo trong thiết kế nhà ở cho giếng trời cũng góp phần tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Lưu ý bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở
- Bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở hợp phong thuỷ bằng cách đặt những cung tốt như cung Tài lộc, thiên mạng. Trong thiết kế, không có quy định hướng cụ thể cho việc bố trí giếng trời. Tuy nhiên, khi đặt giếng trời thường kiêng không đặt hướng Bắc.
- Giếng trời thường đặt tại vị trí chính giữa của căn nhà hay còn được gọi là trung cung. Khu vực này mang tính hành Thổ tạo sự cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
- Giếng trời thường kết hợp với phòng ăn, nên bố trí thêm cây cảnh, thác hoặc hồ nước nhân tạo sẽ tạo nên kết hợp tương sinh mộc – thuỷ mang lại điềm tốt cho gia chủ.
Một số nhược điểm nhất định khi bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở
Khuếch đại âm thanh quá tốt
Giếng trời cũng được xem như một chiếc giếng sâu, nếu như bạn thả giọng nói xuống giếng âm thanh sẽ được khuếch đại vang xa hơn và với giếng trời cũng tương tự. Khi bạn nói chuyện ở tầng nào đó trong căn nhà, âm thanh sẽ dễ lan sang các tầng khác gây cảm giác không thoải mái cho các thành viên trong nhà.
Để giảm được việc khuếch đại âm thanh, bạn có thể cân nhắc sử dụng các vật liệu tiêu âm (mút gai, gỗ tiêu âm,…), vật liệu hỗ trợ tiêu âm (cao su non, xốp PE, bông khoáng,…) hay các vách ngăn lam để hạn chế tình trạng này.
Với tường thông giếng trời, có thể thiết kế bằng vật liệu không bằng phẳng như đá, giấy dán tường bằng các vật liệu tiêu âm đã đề cập bên trên.
Bằng cách khác, bạn có thể bố trí thêm nhiều cây xanh để hạn chế được sự phản xạ âm thanh. Một số loại cây được ứng dụng trồng trong không gian giếng trời là cây lộc vừng, cây khế, cây đào tiên, …
Khó thoát được nước hoặc bị tràn, dột khi trời mưa
Giếng trời là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên khi thời tiết có dấu hiệu thay đổi. Nếu trong thiết kế không xử lý và tìm hiểu các lỗi này thì căn nhà của bạn sẽ gặp nguy khi mùa mưa kéo về. Đặc biệt là mùa mưa kéo dài như ở miền Nam.
Nguyên nhân khiến giếng trời bị dột, tràn nước mưa có thể đến từ việc mái che có kích thước ngắn hơn hay chưa được lắp khớp với giếng trời. Hoặc đỉnh giếng trời thiết kế thiếu khoa học khiến nước mưa bị tràn vào và thấm xuống dưới sàn nhà.
Có thể khắc phục bằng cách bố trí thêm hồ nước hoặc hồ non bộ để tránh trường hợp nước thấm dưới sàn. Đồng thời xem xét lại kích thước mái che, mái che thường được sử dụng bằng kính cường lực hoặc các tấm poly. Tuy nhiên, những vật liệu này không thể kết hợp bền với xi măng, vì vậy cần thêm vật liệu trung gian là khung thép để cố định chắc chắn hơn.
Gây hại cho một số đồ vật nội thất nhất định
Trong thiết kế nội thất, một số đồ vật hay sản phẩm nội thất cấu tạo từ những vật liệu nội thất đặc biệt thường có lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng. Chẳng hạn như sàn gỗ công nghiệp, nhiều đơn vị thi công nhắc nhở khách hàng nếu để sàn gỗ tiếp xúc với ánh nắng lâu ngày có thể làm giảm tuổi thọ sàn gỗ và ảnh hưởng đến màu sắc sàn gỗ. Vì vậy, khi thiết kế bố trí giếng trời, cần tránh bố trí gần hoặc có ánh nắng tiếp xúc trực tiếp đồ nội thất gỗ.
20+ Mẫu bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở đẹp năm 2023
Kết luận
Bài viết trên B.O.D vừa cung cấp thêm cho quý khách hàng một số thông tin cơ bản về việc bố trí giếng trời trong thiết kế nhà ở. Nếu quý khách có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp nhanh vui lòng liên hệ qua các kênh sau để được tư vấn miễn phí.
Văn phòng: 489 Phạm Ngọc Thạch, KP5, Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Hotline: 096 190 1090.